Lịch sử Đại_học_Melbourne

Số lượng sinh viên trường
Năm
1901500
19201000
19394000

Hình thành

Người có công đầu trong việc hình thành Viện Đại học Melbourne chính là John Childers, Kiểm toán viên trưởng và Bộ trưởng Tài chính thuộc địa Victoria. Trong Diễn văn Ngân sách đầu tiên trước Hội đồng lập pháp Victoria ngày 4 tháng 11 năm 1852, ông đề xuất thành lập một viện đại học công lập tại Melbourne với kinh phí do chính quyền thuộc địa Victoria bảo trợ. Vốn kinh phí dự toán ban đầu là 10.000 bảng Anh, sau đó được nâng lên thành 20.000 bảng, kèm theo khoản tài trợ công hàng năm 9.000 bảng.[8] Ngày 22 tháng 1 năm 1853, Phó thống đốc thuộc địa Victoria lúc ấy là Đại úy Charles La Trobe phê chuẩn một sắc lệnh cho phép thành lập Viện Đại học Melbourne với chức năng đào tạo các ngành nghề khoa học xã hội nhân văn, y dược, luật và âm nhạc.[9] Ngày 3 tháng 7 năm 1854, Hội đồng điều hành lâm thời cử hành lễ đặt đá đầu tiên, cùng ngày với lễ khởi công công trình Thư viện bang Victoria.[10] Một năm sau thì khai giảng khóa đầu tiên với chỉ ba giáo sư và 16 sinh viên theo học.

Tháng 10 năm 1955, cơ sở giảng dạy đầu tiên của trường, là các công trình phía đông và phía tây của tòa nhà Quadrangle hiện nay, được khánh thành trong sự hiện diện của Ngài Charles Hotham, tân thống đốc thuộc địa. Công trình phía bắc của tòa nhà này, được khánh thành trễ hơn 2 năm, là nơi chứng kiến phong trào làm việc 8 giờ của giới lao động Úc đương thời. Hiệu trưởng danh dự đầu tiên của nhà trường, ngài Redmond Barry vẫn giữ chức vụ này cho đến khi ông từ trần năm 1880.

Tòa nhà Old Arts - ĐH Melbourne

Năm 1856, nhà trường bắt đầu xây dựng khu vườn sinh thái đầu tiên, Vườn System, ở phía tây bắc của khuôn viên trường. Khu vườn là nơi sưu tầm nhiều loài thực vật khác nhau được xếp bao quanh một ngôi tháp bằng gạch trắng mô phỏng theo phong cách những khu vườn tương tự ở Đại học Cambridge bên Anh quốc.

Năm 1857, trường mở khoa Luật học theo đề xuất của ngài hiệu trưởng danh dự. Khóa cử nhân Luật đầu tiên khai giảng năm 1860 và bế giảng năm 1865 trở nên thu hút một lượng đông đảo ứng viên theo học. Mặc dù đội ngũ giáo viên đều là thỉnh giảng, khóa học đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của thuộc địa đương thời. Số lượng học viên nộp đơn vào trường theo đó cũng tăng lên nhanh chóng.[11]

Làn sóng đổ xô tìm vàng những năm 1850-1860 đã đem lại sự thịnh vượng lớn cho cả vùng thuộc địa, biến Melbourne thành trung tâm kinh tế, và dịch vụ cảng biển lớn của châu lục thuộc địa. Đồng thời, lợi nhuận chính quyền thu được cũng giúp nhà trường có bước khởi đầu thuận lợi.

Giai đoạn 1860 - 1918

Những năm 1860 đến 1918 là giai đoạn hình thành và phát triển nhiều ngành học chủ đạo của trường. Melbourne lúc này vẫn là một trường nhỏ, nhưng nhờ nhận thức hợp thời cùng sự quan tâm của chính quyền thuộc địa bang, nhà trường đã bắt đầu phát triển thành một viện đại học đa ngành, cung cấp một lượng lớn nhân tài cho nền học vấn bản địa.

Trường mở thêm nhiều khoa, ngành mới, bắt đầu là khoa Công nghệ (1861), khoa Y (1862), Khoa học tự nhiên (1886), Nha khoa (1904) và Nông nghiệp (1911). Nhạc viện Melbourne cũng được khánh thành năm 1895. Trường nội trú Trinity cũng được ra mắt trong giai đoạn này, mở đường cho sự hình thành nhiều trường nội trú khác tại vành đai phía bắc khuôn viên trường.

Một bước tiến quan trọng trong giai đoạn này là sự cải tiến chương trình học từ hàn lâm lý thuyết sang thực tiễn, ứng dụng. Công đầu thuộc về phái 'các hiệu trưởng' trong Hội đồng nhà trường. Nhờ đó mà trường đã mở cửa cho nữ giới vào học (năm 1880). Nữ sinh đầu tiên tốt nghiệp từ Đại học Melbourne, cô Julia 'Bella' Guerin, cũng là nữ cử nhân đầu tiên trên toàn thuộc địa Úc.

Những năm 1880 đánh dấu sự ra hình thành của các hiệp hội, câu lạc sinh viên. Bắt đầu từ Hội sinh viên Y khoa năm 1880, nhiều hội sinh viên khác lần lượt ra đời, phản ánh nhu cầu cần được đại diện, sinh hoạt và giao lưu của đông đảo sinh viên trong trường. Tổng hội sinh viên trường, tiền thân của UMSU cũng được thành lập năm 1884

Về xây dựng, nhà trường đã cho khánh thành Hội trường Wilson Hall năm 1882. Tòa nhà xây bằng đá sa thạch theo phong cách kiến trúc Gôtích với hàng cửa sổ bằng kính to lớn. Tòa nhà cũng trở thành một biểu tượng đáng nhớ của trường và là nơi diễn ra nhiều sự kiện nghi lễ quan trọng của Đại học Melbourne sau này.

Số lượng sinh viên của trường không ngừng tăng, từ 500 người năm 1901 lên đến 1000 người năm 1909.

Thập niên đầu tiên của thế kỷ XX mở đầu với bóng đen tiêu cực: kế toán trưởng nhà trường bị phát hiện biển thủ hơn 10.000 bảng Anh. Sự việc gây chấn động dư luận xã hội đương thời bởi mức độ quá lớn của nó (mỗi năm trường chỉ nhận được 9.000 bảng Anh tiền tài trợ từ Chính phủ), mà còn vì hành vi lâu dài của vụ việc (vụ biển thủ diễn ra trong 15 năm).[12] Mặc dù vậy, nhà trường vẫn nhận được nhiều khoản ngân sách mới từ Nhà nước để đầu tư ngành Cơ khí chế tạo máy và xây dựng nhiều cơ sở mới cho khoa Công nghệ. Ngân sách cấp cho trường cũng gia tăng ngoạn mục: từ 8.000 bảng lên đến 20.000 bảng một năm. Bên cạnh đó, nhà trường cũng vận động thêm 13.326 bảng từ nguồn xã hội hóa để đầu tư thêm nhiều cơ sở hạ tầng mới.

Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

Giai đoạn 1918-1939

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_học_Melbourne http://www.theaustralian.com.au/higher-education/u... http://unimelb.edu.au http://unimelb.edu.au/ http://unimelb.edu.au/publications/docs/2014-annua... http://alumni.unimelb.edu.au/my-network/prominent-... http://www.colleges.unimelb.edu.au/ http://futurestudents.unimelb.edu.au/admissions/en... http://futurestudents.unimelb.edu.au/explore/why-c... http://growingesteem.unimelb.edu.au/ http://lib-resources.unimelb.edu.au/UM-HISTORY/His...